Xử lý hóa đơn đầu vào

1. Nội dung

Giúp Kế toán không mất thời gian, công sức để nhận, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng hóa đơn đầu vào cũng như mất thời gian nhập liệu vào phần mềm. Chương trình sẽ:

      • Tự động lọc email để lấy hóa đơn đầu vào về phần mềm SME
      • Tự động kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn
      • Tự động lập chứng từ từ hóa đơn điện tử.

2. Hướng dẫn

Bước 1: Kết nối dịch vụ xử lý hóa đơn đầu vào MISA meInvoice

Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của Hóa đơn

1. Chuyển HĐĐT đầu vào vào phần mềm

    • Cách 1: Sử dụng email khai báo ở Bước 1 làm email nhận hóa đơn
      • Khi các Nhà cung cấp gửi hóa đơn đầu vào tới địa chỉ email này, chương trình sẽ tự động lọc và lấy về phần mềm SME với tần suất 30 phút/lần
      • Hoặc, có thể lấy về phần mềm SME ngay bằng cách nhấn Đồng bộ từ MISA meInvoice

  • 2. Chương trình tự động kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn
    • Xem quy định của pháp luật về tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn tại đây.
    • Mỗi khi có email hóa đơn mới, chương trình sẽ hiển thị thông báo:

    • Trên danh sách Hóa đơn đầu vào. Chương trình hiển thị kết quả kiểm tra tổng quát, gồm các thông tin sau:

    • Có thể nhấn Xem chi tiết để xem chi tiết kết quả kiểm tra

Bước 3: Lập chứng từ từ hóa đơn điện tử

1. Mỗi hoá đơn lập thành một chứng từ

1. Chọn Hóa đơn muốn lập chứng từ (có thể chọn cùng lúc nhiều Hóa đơn để lập chứng từ hàng loạt bằng cách giữ phím Crtl )

2. Nhấn Lập chứng từ, chọn loại chứng từ cần lập:

  • Trường hợp Lập chứng từ mua hàng: cần chọn loại chứng từ mua hàng cần lập

  • Trường hợp lập Phiếu chi/Ủy nhiệm chi/Chứng từ nghiệp vụ khác: cần chọn phương thức hạch toán
    • Nếu chọn Hạch toán cộng gộp: Các dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán gộp vào một dòng trên chứng từ nhập khẩu.
    • Nếu chọn Hạch toán từng dòng chi tiết: Mỗi dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán thành một dòng trên chứng từ nhập khẩu.

3. Chương trình sẽ tự động lấy thông tin trên hóa đơn để lập chứng từ tương ứng.

4. Có thể thay đổi/bổ sung các thông tin trên chứng từ theo nhu cầu (nếu cần).

5. Nhấn Cất. Chương trình tự động lập mới chứng từ. Để mở chứng từ lên kiểm tra chi tiết, có thể nhấn vào Số chứng từ tương ứng trên danh sách hóa đơn.

2. Nhiều hoá đơn lập thành một chứng từ

1. Chọn loại chứng từ cần lập và các hoá đơn để lập chứng từ đó.

2. Kiểm tra thông tin và chỉnh sửa chứng từ (nếu cần)

3. Nhấn Cất. Chương trình tự động lập mới chứng từ. Để mở chứng từ lên kiểm tra chi tiết, có thể nhấn vào Số chứng từ tương ứng trên danh sách hóa đơn.

Lưu ý:

  • Nếu Nhà cung cấp, Hàng hóa trên hóa đơn chưa có trong danh mục nhà cung cấp, hàng hóa trên phần mềm thì thực hiện thêm mới bằng cách nhấn vào biểu tượng dấu cộng.

  • Trường hợp Nhà cung cấp đã có trong danh mục nhà cung cấp nhưng vẫn không lấy được thông tin lên chứng từ mua hàng, thì cần kiểm tra lại xem thông tin Mã số thuế và tên Nhà cung cấp khai báo trên danh mục đã chính xác chưa để chỉnh sửa lại cho đúng, sau đó chọn lại Nhà cung cấp trong danh mục.

  • Trường hợp Hàng hóa đã có trong danh mục hàng hóa nhưng vẫn không lấy được thông tin lên chứng từ mua hàng là do: cách đặt Mã Hàng hóaTên hàng hóa giữa người mua và người bán không trùng khớp nhau, trường hợp này Kế toán chọn lại Hàng hóa trong danh mục, các thông tin liên quan như: Số lượng, Đơn giá, Thuế suất… vẫn sẽ được giữ nguyên theo thông tin trên hóa đơn của người bán.
Cập nhật 24/05/2021

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay